Skip Navigation Links
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II VẬT LÝ 8 9 NĂM HỌC 2016 - 2017


2017-04-21 2:59:50 PM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KT 15P TẬP TRUNG MÔN LÝ KHỐI 8 NH 2016 - 2017


2016-09-21 11:01:20 AM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KT 15P TẬP TRUNG MÔN LÝ KHỐI 6 NH 2016 - 2017


2016-09-21 11:01:03 AM Tải tập tin đính kèm
 
HƯỚNG DẪN CHẤM CHUNG KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN VẬT LÝ KHỐI 8 VÀ 9 – NH 2015 - 2016


2016-04-23 7:09:58 AM Tải tập tin đính kèm
 
HƯỚNG DẪN CHẤM CHUNG KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN VẬT LÝ KHỐI 6 VÀ 7 – NH 2015 - 2016


2016-04-23 7:09:14 AM Tải tập tin đính kèm
 
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN VẬT LÍ - LỚP 8


2016-04-22 4:20:27 PM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG MÔN LÝ HKII LẦN 1 NH 2015 - 2016


2016-03-12 9:27:29 AM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN LÝ KHỐI 10 NĂM HỌC 2015 - 2016


2015-12-14 2:36:32 PM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN LÝ KHỐI 11 NĂM HỌC 2015 - 2016


2015-12-14 2:36:15 PM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN LÝ KHỐI 12 NĂM HỌC 2015 - 2016


2015-12-14 2:35:49 PM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ KIỂM TRA LÝ KHỐI 12 HKI NĂM HỌC 2015 - 2016


2015-11-09 7:44:22 AM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ KIỂM TRA LÝ KHỐI 11 HKI NĂM HỌC 2015 - 2016


2015-11-09 7:43:58 AM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ KIỂM TRA LÝ KHỐI 10 HKI NĂM HỌC 2015 - 2016


2015-10-27 3:30:13 PM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ KIỂM TRA VẬT LÝ 6 HKI NĂM HỌC 2015 - 2016


2015-10-26 11:53:22 AM Tải tập tin đính kèm
 
NỘI DUNG ÔN TẬP THI LẠI NĂM HỌC 2013 - 2014


2014-06-07 10:04:55 AM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ THI HK 2 KHỐI 9 NĂM 2014


2014-04-29 8:47:35 AM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ THI HK 2 KHỐI 8 NĂM 2014


2014-04-29 8:47:08 AM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ THI HK 2 KHỐI 6


2014-04-21 5:28:56 PM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ THI HK 2 KHỐI 7


2014-04-21 5:28:17 PM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ THI HK 2 NĂM HỌC 2013-2014 MÔN VẬT LÝ KHỐI 11


2014-04-14 10:47:10 AM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ THI HK 2 NĂM HỌC 2013-2014 MÔN VẬT LÝ KHỐI 10


2014-04-14 10:46:41 AM Tải tập tin đính kèm
 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HSG MÔN VẬT LÝ LỚP 10


2014-04-14 7:15:00 AM Tải tập tin đính kèm
 
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I - MÔN VẬT LÝ - LỚP 6 - 7


 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I - MÔN VẬT LÝ  - LỚP 6 - 7. TẢI FILE ĐÍNH KÈM BÊN DƯỚI.

2013-12-24 8:39:40 PM Tải tập tin đính kèm
 
Đề kiểm tra tham khảo môn lý khối 7


  Đề kiểm tra tham khảo môn lý khối 7. Tải file đính kèm bên dưới

2013-04-03 2:57:41 PM Tải tập tin đính kèm
 
Đề kiểm tra tham khảo môn lý khối 8


 Đề kiểm tra tham khảo môn lý khối 8. Tải file đính kèm bên dưới

2013-04-03 2:48:22 PM Tải tập tin đính kèm
 
Đề kiểm tra tham khảo môn lý khối 9


 Đề kiểm tra tham khảo môn lý khối 9. Tải file đính kèm bên dưới

2013-04-03 2:45:04 PM Tải tập tin đính kèm
 
Đề kiểm tra tham khảo môn lý khối 10


 Đề kiểm tra tham khảo môn lý khối 10. Tải file đính kèm bên dưới

2013-04-03 2:43:31 PM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO KHỐI 11


 Đề kiểm tra tham khảo môn lý khối 11. Tải file đính kèm bên dưới

2013-04-03 2:37:23 PM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO KHỐI 12


 Đề kiểm tra tham khảo môn lý khối 12. Tải file đính kèm bên dưới

2013-04-03 2:32:31 PM Tải tập tin đính kèm
 
THAM LUẬN HỘI THẢO


         Trường Đại học Sài Gòn

  Trường Trung học Thực hành Sài Gòn

                     

                    Tổ Vật Lý

TỔNG HỢP Ý KIẾN THAM GIA HỘI THẢO CẤP TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP”

            Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài tham luận, chúng tôi, nhóm giáo viên Vật Lý khối Trung học cơ sở chỉ dám đưa ra những kinh nghiệm thực tế nhỏ bé của mình trong quá trình giảng dạy bộ môn để tham gia hội thảo. Chủ đề của hội thảo là một vấn đề không mới nhưng lại không nhỏ, nó cần có một sự phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng giữa giáo dục toàn diện trong nhà trường cũng như sự giáo dục và quản lý của gia đình và xã hội.

            Theo tôi, tự học không có nghĩa là học sinh có thể tự mình nghiên cứu, tự mình chiếm lĩnh kiến thức cho bản thân. Học sinh tự học không có nghĩa là vai trò của người thầy được xem nhẹ mà ngược lại vai trò của người thầy lại càng quan trọng và càng cần thiết hơn. Sự hướng dẫn của người thầy đối với học sinh cần phải được hoàn chỉnh hơn, các vấn đề tương tác giữa thầy và trò phải thật sự được chọn lọc. Nhưng điều cực kỳ quan trọng nhất là bản thân học sinh bắt buộc phải có ý thức tự giác học tập, học tập phải nghiêm túc, học sinh phải tự hiểu được rằng học là vì lợi ích của chính bản thân mình chứ không phải học vì ai khác, học vì lý do nào khác.

            Bộ môn Vật Lý của chúng tôi có đặc thù là một bộ môn khoa học thực nghiệm, cho nên điều kiện khách quan lý tưởng mà chúng tôi hằng mơ ước là được 2 tiết/ tuần và 1 bài/ tuần vì có như thế chúng tôi mới có đủ thời gian quan tâm đến vấn đề tự học của các em ở nhà, có đủ thời gian cho thầy và trò trao đổi về bài vở một cách tập trung và có hệ thống trên lớp.

            Nhưng thực tế hiện nay, đại đa số các trường học một buổi thì vẫn áp dụng theo phân phối chương trình 1 tiết/ tuần và 1 bài/ tuần (khối lớp 9 được 2 tiết/ tuần nhưng lại 2 bài/ tuần). Trong khuôn khổ hạn hẹp về thời gian của phân phối chương trình qui định, chúng tôi đã cố gắng khắc phục để hướng dẫn cho các em cách tự học nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập như sau:

1). TRƯỚC KHI HỌC BÀI MỚI

            Trước khi vào bài học mới trong tuần sau, giáo viên yêu cầu học sinh xem trước bài mới trong sách giáo khoa. Xem trước bài mới, thật sự học sinh cũng không thể hiểu gì nhiều cho lắm nhưng đây lại là một việc làm thật sự cần thiết.

            Vì sao? Vì xem trước bài mới, học sinh sẽ thấy trong bài mới có các phần kiến thức liên quan mà mình đã học cách đó 1 bài hoặc vài bài thậm chí vài năm. Nếu lỡ quên, học sinh có thời gian ôn lại ngay và nắm vững được kiến thức cũ. Kiến thức khoa học là một chuỗi mắt xích gắn liền nhau và có trước có sau. Quên kiến thức cũ, học sinh sẽ lúng túng khi tiếp thu kiến thức của bài mới. Việc kiểm tra bài cũ của học sinh 5 phút đầu giờ, người thầy không thể kiểm tra bao quát toàn bộ kiến thức mà học sinh đã học và kiến thức liên quan trong bài mới.

            Ví dụ 1: Ở Vật Lý 6, khi đọc bài 8: “Trọng lực – Đơn vị lực”, để hiểu được nội dung của các thí nghiệm mà sách giáo khoa đưa ra thì học sinh phải hiểu và vững về kiến thức của bài 6: “Lực – Hai lực cân bằng” và bài 7: “Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực”.

            Ví dụ 2: Ở Vật Lý 8, khi đọc bài : “Áp suất chất lỏng”, thì học sinh phải hiểu và nhớ về kiến thức trọng lượng riêng đã học ở Vật Lý 6: công thức tính trọng lượng riêng, các đại lượng trong công thức cùng đơn vị đo . . . . . .  

            Xem trước bài mới, học sinh cũng dễ nắm được hiện tượng Vật Lý liên quan trong đời sống hàng ngày để từ đó vấn đề liên hệ thực tế của bài học sẽ được tốt hơn, cụ thể hơn, sinh động hơn.

            Ví dụ 1: Ở Vật Lý 8, khi đọc bài: “Bình thông nhau – Máy nén thủy lực”, học sinh sẽ tự hiểu ngay là các bệ nâng xe tại các điểm rửa xe gắn máy, các bệ nâng xe hơi tại các garage sửa xe hơi mà các em thường thấy, thường gặp là máy nén thủy lực dù các em chưa hiểu sâu về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực.

            Ví dụ 2: Ở Vật Lý 8, khi đọc bài: “Lực đẩy Ác-si-mét”, các em sẽ nhớ lại là khi đi bơi các em có cảm giác nước nâng cơ thể mình lên

            2). KHI VÀO TIẾT HỌC BÀI MỚI:

            Trong phương pháp giảng dạy mới thì trò tích cực chủ động nhưng thầy sẽ làm gì? Thầy giữ vai trò người hướng đạo làm công tác định hướng: thầy đưa ra vấn đề, thầy đưa ra yêu cầu để học sinh giải quyết. Học sinh giải quyết được vấn đề, giải quyết được các yêu cầu của thầy có nghĩa là học sinh đang dần chiếm lĩnh kiến thức.

            Ví dụ: Ở Vật Lý 6, khi dạy bài: “Trọng lực – Đơn vị lực”, giáo viên chỉ phân tích thí nghiệm:

- Vật móc vào lò xo, lò xo có tác dụng lực vào vật nhưng vật vẫn đứng yên không rơi. Tại sao vật không rơi? Học sinh sẽ từ từ nhận ra là vật đang chịu tác dụng của hai lực cân bằng dù rằng lực thứ 2 đó là gì thì học sinh chưa biết nhưng chắc chắn học sinh sẽ biết lực thứ 2 đó có phương dọc theo lò xo, có chiều hướng từ trên xuống dưới (vì lực do lò xo tác dụng có chiều hướng từ dưới lên trên) và có độ lớn bằng độ lớn của lực do lò xo tác dụng.

- Thả viên phấn từ trên cao, viên phấn rơi xuống. Lúc cầm viên phấn trên tay, viên phấn đứng yên, buông tay ra, viên phấn rơi. Việc rơi của viên phấn có nghĩa là viên phấn đang bị gì dù trước khi buông tay nó đứng yên trên tay ta? Học sinh sẽ từ từ nhận ra là viên phấn bị biến đổi chuyển động. Tại sao viên phấn bị biến đổi chuyển động? Viên phấn bị biến đổi chuyển động là do có 1 lực nào đó đã tác dụng vào nó. Tại sao viên phấn không bay lên cao mà lại rơi xuống đất? Do lực tác dụng vào viên phấn có chiều từ trên xuống dưới.

- Cứ nêu vấn đề, phân tích vấn đề để học sinh tự giải quyết vấn đề, dần dần học sinh sẽ tìm ra được lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và đồng thời cũng nắm được luôn là phương và chiều của trọng lực qua các vấn đề đã nêu ra. 

            Thầy phải hiểu rõ: học sinh đã biết trước kiến thức nào trong quá trình học tập (không những trong bộ môn Vật Lý mà còn trong các môn học khác như Toán, Địa Lý, Hóa học . . . ), kiến thức nào là mới hoàn toàn, kiến thức nào khó hiểu với học sinh, các lỗi hiểu sai kiến thức thông thường của học sinh để từ đó người thầy đưa ra các phương pháp phù hợp.

            Khai thác các kiến thức học sinh đã biết trong các môn học khác sẽ giúp học sinh hiểu là kiến thức không phải gói gọn đơn độc trong từng môn học mà nó có liên quan mật thiết với nhau, nó hỗ trợ cho nhau. Từ đó học sinh sẽ thích thú và cố gắng học đều các bộ môn hơn.

            Ví dụ: Ở Vật Lý 7, khi dạy bài: “Nhật thực – Nguyệt thực” thì người thầy khai thác từ môn Địa Lý về vấn đề chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng mà học sinh đã học rồi kết hợp với kiến thức Vật lý về bóng tối và bóng nửa tối để dẫn dắt các em tiếp thu kiến thức của bài học.

            Đối với những kiến thức khó hiểu, người thầy phải đặt mình vào vai trò của người học, có như thế thì người thầy mới tìm ra cách làm đơn giản hóa vấn đề giúp cho học sinh dễ hiểu hơn, dễ nắm bắt hơn.

            Với các lỗi kiến thức thông thường, người thầy không nên phán xét là sai rồi thôi mà nên phân tích cho học sinh thấy rõ chổ sai. Nếu học sinh hiểu được chổ sai của mình từ cơ sở khoa học, từ cơ sở lý thuyết thì các em sẽ tự khắc phục và tự tin hơn trong việc tự học cũng như chú ý hơn khi vận dụng các kiến thức liên quan.

            Ví dụ: 1 kg = 10N, rõ ràng là sai nhưng thầy phải phân tích cho học sinh: kg là đơn vị của đại lượng Vật Lý nào? N là đơn vị của đại lượng Vật Lý nào? Hai đại lượng Vật Lý này có gì giống nhau không? Nếu hai đại lượng này khác nhau hoàn toàn thì dấu = có xảy ra không?  

            Kiến thức quan trọng, trọng tâm, yêu cầu học sinh phải thuộc là điều hiển nhiên nhưng cũng đừng bắt các em phải học quá nhiều những kiến thức phụ mà những kiến thức đó có thể lập luận suy ra từ kiến thức trọng tâm. Khả năng nhớ của con người là có hạn, các em còn nhỏ tuổi và phải học nhiều bộ môn. Nên hướng dẫn cho các em cách lập luận để suy ra từ kiến thức trọng tâm và khuyến khích các em làm điều này nhiều hơn.

            Ví dụ: Ở Vật Lý 8, các em hiểu được thế nào là chuyển động thì các em sẽ dễ dàng suy ra được thế nào là đứng yên, các em hiểu được thế nào là chuyển động đều thì các em sẽ dễ dàng suy ra được thế nào là chuyển động không đều. Hay khi các em nắm vững đơn vị đo của các đại lượng căn bản thì các em có thể suy ra đơn vị đo của đại lượng khác mới học khi xây dựng công thức tính trong bài mới.

            Dạy đúng, dạy đủ kiến thức trọng tâm là điều tiên quyết người thầy phải làm được nhưng không hẳn là các kiến thức chỉ gói gọn trong khuôn khổ bài học in trong sách giáo khoa. Người thầy phải có cái nhìn xuyên suốt để có thể cung cấp thêm cho các em các kiến thức hỗ trợ cần thiết khác liên quan đến bài học, liên quan đến hệ thống bài tập trong sách bài tập mà không hiểu vì lý do nào đó nó đã bị cắt xén bớt trong chương trình. Làm điều này, người thầy không mang tội làm tăng tải bài học mà thật sự nó có ích cho học sinh khi các em tự học, tự làm bài tập ở nhà, giúp các em tự tin hơn nữa, đó cũng là cái tâm của người thầy.

            Ví dụ 1: Ở Vật Lý 6, khi dạy bài “Sự bay hơi và ngưng tụ”, người thầy không đưa thêm yếu tố thứ tư làm ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi là bản chất của chất lỏng thì thật sự sẽ gây cho học sinh sự thắc mắc và hoang mang khi các em làm bài tập hay liên hệ thực tế.

            Ví dụ 2: Ở Vật Lý 8, khi dạy về quán tính mà ta không đưa ra thêm cho các em về mối quan hệ giữa khối lượng và quán tính thì cũng là một thiếu sót lớn cho các em.

            Trong lớp học chắc chắn sẽ có đa thành phần về học lực, việc lấy thành phần học lực trung bình làm trọng tâm cho việc soạn giảng và giảng dạy là cần thiết. Nếu quá chú trọng cho thành phần học sinh giỏi thì sẽ làm cho khoảng 2/3 lớp học chán học vì không hiểu. Nếu chú trọng quá cho thành phần yếu kém thì sẽ làm cho phần còn lại của lớp học ồn ào vì chả có gì để nghe giảng nhiều. Vậy thì một việc làm vô cùng khó của người thầy là làm sao thu hút được sự tập trung của toàn lớp, tránh gây cho các em chán học vì quá dễ hay chán học vì không hiểu mà từ đó các em sẽ không muốn học thì làm sao giúp các em tự học.

            Việc ra đề kiểm tra và đánh giá cũng ảnh hưởng đến việc tự học của học sinh. Không nên ra đề quá khó hay quá dễ, việc ra đề kiểm tra nên ra trong khuôn khổ các bài học giáo khoa đã trang bị cho các em. Các câu hỏi nên tập trung vào phần trọng tâm kiến thức của các bài học, tránh ra các câu hỏi lan man, ra câu hỏi quá nhiều trong các phần kiến thức phụ hay sáng tạo theo kiểu đánh đố học sinh. Câu hỏi kiểm tra cũng phải tăng dần mức độ khó theo lộ trình: dễ, trung bình, khó, nâng cao nhưng vẫn lấy học lực trung bình khá làm trọng tâm, phải đảm bảo đúng 3 mức độ phân loại của Benjamin S.Bloom mà giáo dục Việt Nam chúng ta hiện nay đang áp dụng: Biết – Hiểu – Vận dụng. Nếu chúng ta không làm tốt trong khâu kiểm tra, đánh giá thì chúng ta vô tình làm hỏng việc tự học của các em vì gây cho các em sự hoang mang, thiếu tự tin.    

            Kỷ luật, trật tự tốt trong giờ học cũng là một vấn đề quan trọng, tránh các trường hợp học sinh làm việc riêng, nói chuyện riêng trong giờ học vì những học sinh vi phạm điều này chắc chắn là không nghe giảng và làm cho học sinh cùng nói chuyện với mình cũng không nghe được bài giảng, như thế sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập. Người thầy nên tạo một không khí lớp học nghiêm túc nhưng thoải mái, học sinh hứng thú nghe giảng. Đừng nhầm lẫn không khí lớp học thoải mái và hứng thú là lúc nào cũng đầy tiếng cười thích thú vì những sự hài hước đan xen quá nhiều vào bài giảng, hứng thú chính là điều nằm trong bài giảng thu hút được sự chú ý của học sinh.  

            3). HOẠT ĐỘNG Ở NHÀ SAU TIẾT HỌC:

            Bài tập cho các em về nhà phải có chọn lọc, đi từ cơ bản đến trên cơ bản và một phần nâng cao. Sự chọn lọc bài tập còn nằm ở chổ kiến thức của bài học, bài tập phải khai thác được kiến thức trọng tâm mà học sinh đã tiếp thu cũng như vận dụng xoay chuyển quanh kiến thức. Không nên cho quá nhiều bài tập về nhà vì các em còn phải học các môn khác, đừng để bài tập của bộ môn mình trở thành một áp lực lớn trong hoạt động ở nhà của học sinh vì làm thế sẽ dần đưa các em tiếp cận với các hình thức đối phó như: mua sách bài giải, chép bài của bạn, hay gia đình thuê gia sư giải hộ. Nếu các em đã có tư tưởng đối phó thì làm gì còn tự học!  

            Bài tập cho về nhà thì thầy phải giải và sửa dù rằng đó là việc sửa nhanh do thời gian hạn hẹp của tiết học. Có sửa bài tập thì học sinh mới kiểm tra lại được việc tự học của mình ở nhà và thấy việc tự học, tự làm bài tập là hữu ích. Những bài tập khó, thầy nên sửa theo hướng định ra hướng giải và phương pháp giải chứ không nên sửa dưới dạng bài tập mẫu cho học sinh chép.

            Khuyến khích các em tìm hiểu thêm tư liệu, sách, báo về các vấn đề liên quan đến môn học để mở rộng hiểu biết cho các em và giúp các em có nhiều sáng tạo mới hơn là việc làm cần thiết nhưng phải có chọn lọc đối tượng học sinh. Làm điều này chúng ta sẽ rất dễ thành công với đối tượng là học sinh giỏi nhưng chúng ta sẽ gây một áp lực lớn đối với học sinh trung bình, yếu, kém.

            Trên đây là vài ý kiến nhỏ nhoi rút ra từ kinh nghiệm thực tế qua nhiều năm giảng dạy của nhóm Vật Lý chúng tôi. Chúng tôi mong mỏi nhiều hơn từ các ý kiến đóng góp khác cũng như sự trao đổi thân tình mang nhiều tính xây dựng của các đồng nghiệp ở các bộ môn khác cũng như quí lãnh đạo nhà trường 

Chủ biên:

Thầy Lê Thân Quốc Công

Các bài viết tham gia của:

Cô Huỳnh Thị Loạt

Thầy Trần Thiện Ngọc

Thầy Hà Văn

2011-11-04 10:05:05 AM
 
Thành viên


Hỗ trợ
Thầy Quốc:
Tìm kiếm
Lịch công tác
LỊCH CÔNG TÁC TUẦN 32 (Tuần 13 – HKII) (Từ ngày 22/4/2024 đến 28/4/2024)
LỊCH CÔNG TÁC TUẦN 31 (Tuần 12 – HKII) (Từ ngày 15/4/2024 đến 21/4/2024)
LỊCH CÔNG TÁC TUẦN 30 (Tuần 11 – HKII) (Từ ngày 08/4/2024 đến 14/4/2024)
Học sinh tiêu biểu
Thư viện ảnh
Tổ chuyên môn
Các hoạt động
Hoạt động ngoại khóa
Liên kết web
Lượt truy cập
Đã truy cập: 100036
Đang trực tuyến: 22